St.Stamford
International
Medical
icon-1.png

Minimally Invasive Treatment

KẾT NỐI TRÁI TIM - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Hotline
08.6568.4479
vi en

Tin tưởng y học hiện tại, tin tưởng bác sĩ, sẽ giúp người bệnh vượt qua cửa ải khó khăn

Không nghe theo lời khuyên của bác sĩ, dùng thuốc đông y một cách mù quáng, suýt chút bỏ lỡ thời gian điều trị bệnh

Tin tưởng y học hiện tại, tin tưởng bác sĩ, sẽ giúp người bệnh vượt qua cửa ải khó khăn

Raden Ajeng Estiawati, bệnh nhân ung thư vú giai đoạn IV, đến từ Indonesia.

Tháng 4 năm 2016, cô Raden Ajeng Estiawati có cảm giác đau lưng, cô cho rằng hiện tượng đó chỉ là do cảm sốt gây ra, và cũng không mấy chú ý tới tình trạng đau. Mấy ngày sau, tình trạng đau vẫn không chút thuyên giảm, bởi vậy cô liền tới bệnh viện làm kiểm tra phụ khoa, kết quả kiểm tra tử cung, cho các chỉ số bình thường, nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân gây ra đau lưng.

Bác sĩ phụ khoa đề nghị cô đi làm thêm kiểm tra khác. Sau đó, cô tìm tới bác sĩ chuyên khoa da liễu trước đó đã điều trị bệnh về da cho cô để thăm khám, bác sĩ chuyên khoa da nghi ngờ bộ phận nào đó trong cơ thể cô xuất hiện tình trạng bất thường, và đề nghị cô tới chuyên khoa ung bướu để kiểm tra, đồng thời giới thiệu bác sĩ cho cô.

Sau nhiều lần chuyển đối bác sĩ, cuối cùng cô Raden Ajeng Estiawati đã tìm tới bác sĩ chuyên khoa ung bướu, và cô cũng đã nói tiền sử bệnh của mình cho bác sĩ. Nhắc tới tiền sử bệnh, 10 năm trước, bên vú phải của cô có xuất hiện một khối u nang, nhưng khi đó bác sĩ cho rằng khối u nang đó không có vấn đề gì. Sau khi bác sĩ chuyên khoa ung bướu nghe cô thuật lại tiền sử bệnh của mình, liền nghĩ tới vấn đề đau lưng của cô có khả năng là do ung thư vú gây ra. Nhưng do đúng lúc đó thiết bị chụp PET của bệnh viện Indonesia lại hỏng, nên cô Raden Ajeng Estiawati không thể xác định rõ tình trạng bệnh của mình, sau đó, bác sĩ đề nghị cô tới Singapore để kiểm tra.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành kiểm tra cô Raden Ajeng Estiawati vẫn xem nhẹ tình trạng bệnh của mình và cô cũng không muốn tới Singapore để kiểm tra. Thơi gian sau đó, cô chuyển sang uống thuốc nam, cũng như duy trì thói quen ăn uống vận động điều độ, nhằm nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh ung thư. Mẹ của cô Raden Ajeng Estiawati là bệnh nhân ung thư phổi, bởi vậy cô Raden Ajeng Estiawati cũng hiểu về việc phòng và điều trị bệnh ung thư,, cho nên cô hy vọng với phương pháp của mình có thể phòng chống được bệnh ung thư.

Thế nhưng, bệnh tình của cô ngày một nặng hơn, bên vú phải của cô cũng bắt đầu xuất hiện triệu chứng xấu, và khi nhận ra dấu hiệu này cô cũng nghi ngờ tình trạng bệnh của cô đang trở nên nghiêm trọng hơn. Tại Indonesia, cô được chuẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 3B. Trong một lần tình cơ, người con trai đang học đại học của cô có thông báo cho cô biết tại văn phòng đại diện của Bệnh viện ung thư St.Stamford tại Indonesia có tổ chức buổi hội thảo về bệnh ung thư, có tới đó để tư ý kiến điều trị ung thư của chuyên gia ung bướu. Cho nên, cô đăng ký tham gia buổi hội thảo, tại hiện trường giáo sư Liu Luguang đã tư vấn cho cô, giáo sư đã mời cô qua phòng vệ sinh để khám qua ngực cho cô, từ tình trạng của cô và dựa trên kinh nghiệm điều trị nhiều năm, giáo sư Liu Luguang chuẩn đoán bệnh của cô đã chuyển sang giai đoạn 4. Giáo sư đã nhẫn nại phân tích tình trạng bệnh của cô cũng như giới thiệu về phương pháp xâm lấn tối thiểu, cũng như khuyên cô nên chú trọng hơn nữa về tình trạng bệnh của mình, và nhanh chóng tới Quảng Châu để điều trị. Trước khi được tư vấn, cô Raden Ajeng Estiawati vẫn cho rằng biểu hiện trên vú phải của mình là do uống thuốc nam trường kỳ mà dẫn tới tích độc. cho nên cũng không quá quan tâm tới biểu hiện đó, suýt chút tự làm chậm trễ thời gian điều trị của mình.

 

Tin tưởng y học hiện tại, tin tưởng bác sĩ, sẽ giúp người bệnh vượt qua cửa ải khó khăn

Raden Ajeng Estiawati cùng bác sĩ y tá

Liệu pháp xâm lấn tối thiểu, không cần phẫu thuật, có hiệu quả trong điều trị ung thư

“Trong buổi hội thảo giáo sư Liu Luguang đã chiếu một đoạn video giới thiệu về tình trạng điều trị của các bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện ung thư St.Stamford, trong đó bao gồm cả điều trị ung thư vú, giáo sư Liu Luguang cũng đã chỉ ra, điều trị và dự hậu của bệnh ung thư vú tương đối khả quan, ngoài ra giáo sư cũng giới thiều rất nhiều kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu, bao gồm liệu pháp can thiệp cục bộ, liệu pháp dao lạnh và cấy hạt phóng xạ. Giáo sư cũng giới thiêu, liệu pháp can thiệp mạch được áp dụng điều trị dưới sự giám sát của CT, sau đó sẽ đưa thuốc hoa chất vào ngay bên trong khối u thông qua đường động mạch, từ đó đạt được mục đích giết chết tế bào ung thư. Ngay tại hiện trường lúc đó, tôi hiểu rõ về phương pháp điều trị và bản thân rất có nhiều tin. Giáo sư đã giới thiệu liệu pháp can thiệp mạch và cũng nhấn mạnh liệu pháp này không cần phải mổ.”

“Ngày 28 tháng 2 năm 2017 tôi đã tới Bệnh viện St.Stamford. Khi vừa nhập viện, vì bệnh của tôi đã chuyển sang giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn từ vú phải sang vú trái, hạch nách và phổi. Bởi vì trong phổi có dịch nên việc hô hấp của tôi trở nên khó khăn hơn. Sau khi các bác sĩ điều trị các triệu chứng, họ lấy dịch màng phổi cho tôi. Tôi có thể thở bình thường. Tôi có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm. Ngoài ra khi đó cả vú phải của tôi đều bị hoại tử, bác sĩ Fan đã vô cùng nhẫn nại xử lý sạch vùng vết thương đó cho tôi, tôi vô cùng cảm ơn bác sĩ.” Cô Raden Ajeng Estiawati nói.

Sau khi nhập viện, đội ngũ MDT dựa vào tình trạng của cô Raden Ajeng Estiawati, đã thống nhất phương pháp điều trị đa mô thức xâm lấn tối thiểu bao gồmliệu pháp can thiệp cục bộ, dao lạnh, cấy hạt phóng xạ và liệu pháp tự nhiên.

“Khi bắt đầu liệu pháp dao lạnh, tôi liền cảm nhận được ngay hiệu quả điều trị, cơn đau dai dẳng suốt một năm khi còn chữa trị tại Indonesia, đã giảm đi rõ rết sau khi tiến hành điều trị bằng dao lạnh, và cũng cám thấy kích thước khối u cũng đã thu nhỏ xuống phần nào. Sau khi tiếp nhận điều trị bằng các phương pháp như can thiệp mạch, dao lạnh, cấy hạt phóng xạ và liệu pháp tự nhiên, vết thương ở vú phải cũng đã lành nhanh, kích thước khối u ở vú trái cung giảm xuống nhiều, khối u ở phổi sau điều trị cũng đã bị tiêu diệt. Hiện giờ tình trạng sức khỏe cũng đã tốt hơn.” Cô Raden Ajeng Estiawati nói.

Cần phối hợp điều trị với bác sĩ, nghe theo dặn dò của bác sĩ, tích cực điều trị

“Sau khi điều trị, cơ thể có chút mệt, nhưng đây cũng là điều khó tránh, bởi vì thể chất của mỗi người là không giống nhau, khả năng tiếp nhận cũng khác nhau. Nhưng bác sĩ của bệnh viện (Bệnh viện St.Stamford) chỉ cần thấy người bệnh có chút nhăn nhó, liền tới chăm sóc, điều trị, các bác sĩ ở đây vô cùng tận tình và chuyên nghiệp.”

“Bác sĩ Zhang Weizhong và bác sĩ Pan Xin đều rất giỏi và rất nghiêm túc. Tôi coi các bác sĩ ở đây như mẹ của mình, nghe họ dặn dò, chỉ cần bác sĩ nói, tôi không có ý kiến phản đối nào. Ví dụ như một lần, bác sĩ Pan dặn tôi mười ngày sau phải quay lại kiểm tra, tôi đã hỏi bác sĩ có thể lùi lại một vài ngày được không, nhưng bác sĩ Fan không đồng ý, tôi biết bác sĩ cũng vì suy nghĩ cho tình trạng bệnh của tôi. Bởi vậy, tôi đã nghe theo lời dặn của bác sĩ, lần nào cũng quay lại kiểm tra theo đúng hẹn. Tôi cho rằng, bệnh nhân cần phải có một bác sĩ nghiêm khắc như vậy, như vậy người bệnh mới có thể nhanh chóng khỏi bệnh, và người bệnh muốn khỏe mạnh, phải phối hợp điều trị với bác sĩ, như vậy mới đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Việc phối hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân là rất quan trọng.”

 

Alo bác sĩ

08.6568.4479

Đặt lịch hẹn

Bác sĩ tư vấn