Công dụng đặc biệt của 3 loại rau ăn hàng ngày ít người biết
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam hệ sinh thái phong phú, cung cấp một tài nguyên lớn các loại cây dược liệu. Với sự đa dạng khí hậu và thổ nhưỡng, gần như mỗi gia đình đều có những loại cây vừa dùng làm thực phẩm, vừa mang những dược tính trị liệu theo Y học cổ truyền.
Sau đây là một số loại rau bạn thường ăn hàng ngày, đồng thời mang công dụng đặc biệt với sức khỏe.
Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng cả trong Đông y và Tây y. Trong Y học cổ truyền xa xưa, ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp.
Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc Nam có tính hơi ôn, vị cay giúp điều kinh, an thai, trị đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thổ huyết, chảy máu cam. Ngoài tác dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, nôn,..
Đối với các trường hợp kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều, người mệt: Hàng tháng đến ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh, uống một lần/sáng, một lần/chiều theo công thức sau:
– Lá ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước. Đun đến khi còn 100ml thêm ít đường cho dễ uống.
– Có thể làm luôn cho cả hai lần sáng – chiều với 20g ngải cứu khô cùng 400ml nước
Cây diếp cá có tên gọi khác là Ngư tinh thảo. Cây thường mọc chỗ ẩm ướt quanh vườn nhà nhiều hộ gia đình.
Theo Đông y cây Diếp cá là một vị thuốc có vị cay, đặc tính hơi lạnh, hơi có độc, dẫn vào Phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu thũng, giảm vết loét.
Kinh nghiệm người xưa thường dùng diếp cá trong trường hợp tụ máu như đau mắt (giã nhỏ lá ép vào 2 miếng gạc đắp lên mắt khi ngủ, làm như vậy 2,3 lần).
Diếp cá có tác dụng lợi tiểu, trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều:
– Liều trung bình: 6-12g/ngày (sắc uống)
– Đơn kinh nghiệm:
1. Cây diếp cá khô 20g
2. Táo đỏ 10 quả
3. Nước 600ml
Nấu cạn còn khoảng 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc người dân dùng để hỗ trợ trị liệu khi bị sót nhau thai hoặc bị tưa lưỡi ở trẻ nhỏ.
– Trong trường hợp sót nhau thai: hái khoảng 40g lá rau ngót. Rửa sạch, giã nát. Thêm ít nước đun sôi để nguội vào. Vắt lấy khoảng 100ml nước, chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút
– Giảm tưa lưỡi ở trẻ nhỏ: Giã lá rau ngót tươi khoảng 5-10g, vắt lấy nước. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng của trẻ, sau 2 ngày trẻ sẽ bú được.
Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
08.6568.4479