St.Stamford
International
Medical
icon-1.png

Minimally Invasive Treatment

KẾT NỐI TRÁI TIM - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Hotline
08.6568.4479
vi en

[Có thể bạn chưa biết] Những điều thú vị về huyết áp

Nếu xếp tất cả mạch máu trong cơ thể thành đường thẳng, thì chúng dài khoảng 95,000 km. Mỗi ngày, các mạch máu phải tải một lượng khoảng 7,500 lít máu và trong đó 4 - 5 lít máu được dùng nhiều lần. Nhiệm vụ của chúng là con đường vận chuyển oxi và các chất dinh dưỡng như glucose và axit amin đến những tế bào cơ thể.


 

Máu tạo ra áp lực lên thành cơ của mạch máu, áp lực đó gọi là huyết áp và nó tăng hay giảm tùy vào nhịp đập tim. Huyết áp tăng cao nhất ở tâm thu khi tim co lại để đẩy máu đi qua động mạch. Khi tim nghỉ giữa các nhịp đập, huyết áp giảm tới mức thấp nhất, gọi là huyết áp tâm trương. Một cơ thể khỏe mạnh điển hình có huyết áp tâm thu khoảng từ 90 - 120 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 – 80 mmHg.

Máu lưu thông khắp cơ thể, qua những ống tuần hoàn. Ở hệ thống đường ống, một vài tác động có thể làm tăng áp suất lên thành ống bao gồm dịch lỏng chứa nhiều chất hơn, dung lượng dịch lỏng nhiều hơn hoặc do đường ống hẹp hơn. Nếu máu nặng hơn sẽ cần áp lực lớn hơn để đẩy máu đi vì thế tim sẽ đập mạnh hơn.


 

Một chế độ ăn có nhiều muối sẽ dẩn tới kết quả tương tự vì muối thúc đẩy việc giữ lại nước dẫn đến dịch lỏng tăng thêm, từ đó tăng lượng máu và huyết áp. Stress cũng làm tăng huyết áp, cơ thể phản ứng trước sự xung đột bằng cách giải phóng các hormone như Epinephrine hay Norepinephrine làm co các mạch máu chính lại, gây trì hoãn việc lưu thông máu và tăng huyết áp.

 

 

Nhưng các mạch máu có thể thích ứng được trước sự biến động này. Các sợi co giãn bao lấy thành mạch khiến chúng trở nên đàn hồi. Tuy nhiên, Nếu bị cao huyết áp, huyết áp thường xuyên lên đến khoảng 140/90 sẽ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng bởi vì khi thành động mạch bị căng ra sẽ tạo ra các vết rách nhỏ.

Khi thành mạch bị tổn thương và sưng lên, những tế bào bạch cầu sẽ tụ xung quanh vết rách, ngoài ra, mỡ và chất béo ở trong máu cũng thế, chúng ngày một tích tụ và tạo thành các mảng cứng và làm bên trong thành động mạch dày lên. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch và có thể có những hậu quả nguy hiểm.

Nếu các mảng này bị vỡ, máu đông sẽ hình thành, cản trở máu lưu thông trong mạch vốn đã hẹp. Nếu cục máu này đủ lớn, nó có thể gây tắc nghẽn, ngăn oxy và chất dinh dưỡng đi qua. Ở những mạch máu nuôi tim, nó sẽ gây cơn đau tim khi các tế bào cơ tim chết đi do thiếu oxy. Những cục máu làm tắc dòng chảy của máu lên não, gây ra đột quỵ.

Mạch máu bị tắc có thể được nới rộng ra bằng cách giải phẫu thông động mạch. Bác sĩ sẽ luồn một sợi dây qua mạch máu đến vị trí bị nghẽn, rồi đặt một bong bóng trên sợi dây đó. Khi bóng phình lên, nó làm chỗ bị tắc rộng ra như ban đầu. Một phương pháp khác là đặt vào mạch máu một ống cứng gọi là "stent" để giúp mở rộng thành mạch cho máu lưu thông một cách dễ dàng.

Giữ cho hệ mạch luôn linh hoạt là điều cần thiết. Chất dịch lỏng mà động mạch bơm có cấu tạo khá đặc và tim bình thường đập 70 nhịp/phút và ít nhất 2.5 tỉ nhịp trong suốt thời gian sống trung bình. Nghe có vẻ như đây là một áp lực rất lớn nhưng đừng lo, với một hệ mạch bình thường thì hoàn toàn có thể vượt qua các chướng ngại trên.

 

 

 

Alo bác sĩ

08.6568.4479

Đặt lịch hẹn

Bác sĩ tư vấn