Trao đổi với Zing chiều 25/6, Trung tá Phan Bá Hiếu, Phụ trách khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết đơn vị này đang tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân 20 tuổi, là học viên đại học ở TP.HCM, mắc bệnh bạch hầu.
Trước đó, nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau họng, khó thở, vùng hàm sưng to. Nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, các bác sĩ nhanh chóng khởi động quy trình cách ly, khử khuẩn toàn bộ các khu vực bệnh nhân đã đi qua và lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP.HCM khẳng định bệnh nhân mắc bạch hầu.
Bác sĩ Hiếu cho biết nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và các bệnh nhân, bệnh viện đã nhanh chóng cách ly những trường hợp tiếp xúc gần với ca mắc trên trong phòng bệnh.
Hàng chục nhân viên y tế ở khoa Khám bệnh, Tai Mũi Họng, Truyền nhiễm và các bệnh nhân cùng phòng đã được uống thuốc điều trị dự phòng.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng lập hồ sơ báo cáo với cơ quan chức năng để khoanh vùng, xử lý. Trong đó, 16 người tiếp xúc gần nơi bệnh nhân đang sinh hoạt, học tập đã được cách ly và uống thuốc điều trị dự phòng.
Nam bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Sau một tuần điều trị, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục được theo dõi.
Như vậy, TP.HCM là địa phương thứ hai ghi nhận dịch bạch cầu. Tại Đắk Nông, trao đổi với Zing, bác sĩ Hà Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh, cho biết đến chiều nay, 3 ổ dịch tại địa phương này đã được kiểm soát tốt.
Đắk Nông ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó 1 trường hợp “không qua khỏi”, một bệnh nhân 13 tuổi diễn tiến nặng, đang được hồi sức tích cực.
“Chúng tôi đang triển khai khám sàng lọc đối với tất cả trường hợp nghi ngờ mắc bệnh chứ không chờ ca bệnh xuất hiện mới xử lý. Hiện nay, cán bộ y tế đã đến tận nhà của đồng bào Mông tại các thôn, bản để lấy mẫu xét nghiệm và điều trị dự phòng”, bác sĩ Hùng nói.
Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng phải đi kiểm tra, xét nghiệm để báo cơ quan chức năng sớm dập dịch, tránh lây lan trên diện rộng.
Theo Sở Y tế Đắk Lắk, Đắk Nông, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc BPSD.
Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra.
Bệnh bạch hầu thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản và có thể sẽ thấy lạ là bệnh này cũng có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da.
Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến “không qua khỏi” trong vòng sáu ngày. Tỉ lệ “không qua khỏi” khoảng 5-10%. Tỉ lệ “không qua khỏi” có thể cao hơn với trẻ em dưới 15 tuổi.
Tổng hợp từ Zing, Tuoitre, Vnexpress.
08.6568.4479